Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
Thi Công Nội Ngoại Thất

Báo giá trần Thạch cao giật cấp 2, 3 theo m2 2025 hoàn thiện trọn gói mới nhất

Báo giá một mét vuông trần Thạch cao giật cấp 2, 3 theo m2 2025 hoàn thiện trọn gói tại Hà Nội Và Tphcm Sài Gòn mới nhất.

Hiện nay, thiết kế trần giật cấp đang là một trong những xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Kiểu thiết kế này mang đến nhiều ưu điểm cả về thẩm mỹ lẫn chức năng cách nhiệt, cách âm,… Vậy bạn đã biết trần thạch cao giật cấp là gì? Trần giật cấp có đặc điểm thiết kế và thi công ra sao? Hãy cùng Minh Lượng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giật cấp là gì?

“Giật cấp” trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng là kiểu thiết kế mà trong đó các phần của cấu trúc được tạo ra ở các mức độ cao khác nhau, tạo thành các “bậc” hoặc “cấp” riêng biệt.

Thiết kế giật cấp tạo ra một hiệu ứng thị giác đa chiều, bằng cách sử dụng các tầng lớp và độ sâu khác nhau. Kiểu thiết kế này thường được áp dụng cho trần nhà. Tuy nhiên cũng có thể được sử dụng trong các phần khác của một công trình. Chẳng hạn như sàn giật cấp dùng để phân chia các không gian sử dụng khác nhau trong ngôi nhà. Ngoài ra, cũng có thể bắt gặp kiểu thiết kế giật cấp ở bức tường hoặc kệ,…

Trần thạch cao giật cấp là gì?

Trần thạch cao giật cấp là một hình thức trần giả được thiết kế với nhiều tầng lớp và độ cao khác nhau, mang lại một vẻ đẹp thẩm mỹ cao và tinh tế cho không gian nội thất. Trần thạch cao được cấu tạo từ khung xương và các tấm thạch cao. Các tấm thạch cao được cố định chắc chắn lên khung xương bằng vít. Điểm nổi bật của trần thạch cao là khả năng ẩn hoàn toàn hệ khung xương sau bề mặt tấm, tạo ra một vẻ ngoài liền mạch và mượt mà.

Khác biệt so với trần thạch cao truyền thống, trần giật cấp không giữ bề mặt tấm thạch cao ở một mặt phẳng đồng nhất mà tạo ra sự đa dạng về độ cao thông qua việc chia bề mặt thành nhiều mặt phẳng khác nhau, tạo nên hiệu ứng giật cấp. Thiết kế này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn tạo điểm nhấn độc đáo.

Trần thạch cao giật cấp đang ngày càng được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi trong nhiều không gian khác nhau từ phòng khách, sảnh đón, phòng ngủ, phòng bếp cho đến trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, khách sạn,… Kiểu thiết kế này tạo ra một vẻ đẹp sang trọng và tinh tế, đồng thời phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Đây là giải pháp lý tưởng để nâng cao giá trị thẩm mỹ cho mọi không gian. Ngoài ra còn mang lại cảm giác thoải mái và ấm cúng cho người sử dụng.

Đặc điểm của trần thạch cao giật cấp

Hệ thống khung xương chìm

Khung xương được tạo thành từ các thanh xương đan nhau, kết nối chặt chẽ với mái trần và các góc tường, tạo nên một hệ giá đỡ chắc chắn cho tấm thạch cao. Điểm đặc biệt của trần giật cấp là khả năng giấu kín hoàn toàn các thanh xương sau bề mặt tấm thạch cao đã được phủ lớp sơn bả. Điều này khác hoài toàn so với trần thạch cao thả (có hệ khung xương nổi khi hoàn thiện). Nhờ đó mang lại vẻ đẹp liền mạch và mượt mà cho trần nhà.

Với hệ khung xương chìm, trần thạch cao giật cấp gần như rất khó phân biệt được với trần bê tông, đem lại vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho không gian sống.

Các cấp giật

Bề mặt trần thạch cao giật cấp không đồng nhất mà chia thành nhiều mặt phẳng khác nhau. Trần giật cấp tạo nên hiệu ứng thị giác đa chiều thông qua việc sử dụng các mặt phẳng ở độ cao khác nhau. Mỗi mặt phẳng được xem như một “cấp giật”. Tùy thuộc vào thiết kế, có thể có trần giật 1 cấp, 2 cấp, hoặc 3 cấp, mang lại sự đa dạng và phong phú cho không gian.

Ưu, nhược điểm của trần thạch cao giật cấp

Ưu điểm

Trần thạch cao giật cấp là lựa chọn được ưa chuộng trong thiết kế và trang trí nội thất cho các công trình từ nhà phố, chung cư đến biệt thự và văn phòng. Lý do trần thạch cao giật cấp được ưa chuộng như vậy là bởi:

  • Tính thẩm mỹ cao: Nhờ thiết kế đa tầng và đa cấp, trần thạch cao giật cấp tạo ra các khối và hình dạng đẹp mắt trên bề mặt trần, mang lại chiều sâu, tăng tính nghệ thuật. Điều này giúp tạo điểm nhấn, giảm cảm giác đơn điệu cho không gian.
  • Phù hợp với khí hậu: Với khả năng chống ẩm cao, trần thạch cao giật cấp phù hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đồng thời, khả năng cách nhiệt và chống cháy hiệu quả giúp tăng sự thoải mái và an toàn cho ngôi nhà.
  • Cách âm hiệu quả: Trần thạch cao giật cấp có khả năng giảm tiếng ồn đến hơn 70%. Nhờ đó giúp cải thiện chất lượng sống, mang lại không gian yên tĩnh.

Nhược điểm

Mặc dù đẹp và sang trọng, nhưng trần giật cấp đòi hỏi kỹ thuật thi công cao do cần phải chú ý đến các chi tiết nhỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ chính xác của trần nhà. Do đó, thời gian thi công lâu hơn so với trần nhà thông thường. Ngoài ra, các công việc bảo trì hoặc sửa chữa hệ thống điện ẩn bên trong cũng trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Có những loại trần giật cấp nào?

Trần thạch cao giật cấp mang lại sự đa dạng và tính thẩm mỹ cao cho không gian sống thông qua sự kết hợp giữa cấu trúc, chất liệu và phương pháp thi công. Trần thạch cao giật cấp có thể được phân loại theo 2 tiêu chí:

Phân loại theo chất liệu tấm thạch cao

  • Trần thạch cao giật cấp thông thường: Sử dụng tấm thạch cao thường, phù hợp với các không gian nội thất có độ ẩm và tiếp xúc nước thấp. Loại tấm thạch cao này tối ưu chi phí, phù hợp với hầu hết không gian sống và làm việc.
  • Trần thạch cao chị nước, chịu ẩm: Được làm từ tấm thạch cao chịu nước và chịu ẩm. Loại trần này thích hợp cho các khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà bếp. Chất liệu đặc biệt này giúp tăng tuổi thọ của trần nhà, tránh ảnh hưởng của nước và ẩm ướt. Nhờ đó duy trì thẩm mỹ tốt.

Phân loại theo cách thi công trần giật cấp

  • Trần giật cấp kín: Các cấp thạch cao được thi công một cách kín đáo, không tạo ra bất kỳ khe hở nào. Loại trần này mang lại vẻ liền mạch cho bề mặt, phù hợp với những không gian đơn giản và tinh tế.
  • Trần giật cấp hở: Trong thi công trần giật cấp hở, mỗi cấp được tạo ra khe hở nhất định để lắp đặt các loại đèn LED hắt sáng hoặc các thiết bị trang trí khác. Thiết kế này không những giúp tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt mà còn làm tăng thêm tính thẩm mỹ và hiện đại cho không gian. Đây là lựa chọn phổ biến trong các thiết kế nội thất hiện đại.

Các loại trần thạch cao phổ biến

Để có thể lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp với nhu cầu và ngân sách, Quý khách cần hiểu rõ đặc điểm của từng loại. Dưới đây là một số loại trần thạch cao phổ biến hiện nay:

Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng là loại trần thông dụng nhất và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở và văn phòng. Nó có bề mặt phẳng và mịn màng, mang lại sự sang trọng và đẹp mắt cho không gian.

Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp có bề mặt khác biệt với các bậc giật cấp, tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo cho không gian. Loại trần này thường được sử dụng trong những không gian sang trọng như khách sạn, nhà hàng hoặc căn hộ cao cấp.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là loại trần được thiết kế sao cho phần chìm vào trong tường, tạo ra hiệu ứng sâu và tạo điểm nhấn cho không gian. Nó thường được sử dụng trong những không gian lớn như phòng khách, nhà hàng hoặc hội trường.

Trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả là loại trần được treo từ mái nhà bằng các dây thép hoặc cáp treo. Nó tạo ra một không gian mở và thoáng đãng, thích hợp cho các không gian như phòng khách, phòng ăn hoặc quán bar.

Trần thạch cao tiêu âm

Trần thạch cao tiêu âm được thiết kế để giảm tiếng ồn và cải thiện âm thanh trong không gian. Nó thường được sử dụng trong các không gian như phòng họp, rạp chiếu phim hoặc nhà hát để tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoải mái.

Trần thạch cao chống ẩm

Trần thạch cao chống ẩm được sử dụng trong các không gian có độ ẩm cao như nhà tắm hoặc bếp để ngăn chặn sự hấp thụ nước và ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này giúp bảo vệ không gian khỏi các vấn đề về sức khỏe và duy trì sự bền vững của trần thạch cao.

Trần thạch cao chống cháy

Trần thạch cao chống cháy được sử dụng để tăng cường an toàn trong không gian sống. Với khả năng chống cháy cao, nó giúp ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong trường hợp xảy ra cháy. Loại trần này thường được sử dụng trong các khu vực có nguy cơ cháy cao như nhà máy, kho hàng hoặc tòa nhà cao tầng.

Trần thạch cao trang trí

Trần thạch cao trang trí là loại trần được thiết kế để tạo điểm nhấn và sự sang trọng cho không gian. Nó có các chi tiết hoa văn, hoạ tiết hoặc khối hình khác nhau, mang lại vẻ đẹp nghệ thuật và phong cách cho căn phòng của bạn.

Chi phí 1m2 thi công trần thạch cao giật cấp

Chi phí thi công bao gồm những loại chi phí sau

– Chi phí vật tư

Đối với vật tư bao gồm các loại như sau: Tấm thạch cao, bột bả, sơn, khung xương

Đối với khung xương: Có khung xương Vĩnh Tường và hoặc khung xương Hà Nội (mà người dùng hay quen gọi là xương thường)

– Chi phí nhân công

Trần thạch cao giật cấp Khung xương Vĩnh Tường (chống ẩm) Khung xương Hà Nội (chống ẩm)
Trần thạch cao giật 2 – 3 cấp 250.000 230.000
Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển 280.000 260.000

Chú ý:

• Đơn giá bên trên đã bao gồm công thợ và chi phí sơn, bả matit (đơn giá được tính theo VND)

• Đối với trần thạch cao giật cấp theo phong cách cổ điển, tân cổ điển ngoài đơn giá như bên trên thì chi phí làm phào, chỉ sẽ tính riêng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công trần thạch cao

Giá thi công trần thạch cao không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp Quý khách dự trù kinh phí và lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thi công trần thạch cao:

1. Loại trần thạch cao:

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại trần thạch cao với mẫu mã, chất lượng và giá cả khác nhau.

  • Trần thạch cao chìm: Có giá thành cao hơn trần nổi do yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp hơn.
  • Trần thạch cao nổi: Có giá thành rẻ hơn, thi công đơn giản, phù hợp với những công trình có kinh phí hạn chế.
  • Trần thạch cao giật cấp: Giá thành phụ thuộc vào số cấp giật và độ phức tạp của thiết kế.

2. Diện tích thi công:

Diện tích thi công càng lớn thì giá thi công trần thạch cao càng cao. Tuy nhiên, với những công trình có diện tích lớn, Quý khách thường sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn.

3. Vật liệu sử dụng:

  • Khung xương: Khung xương Vĩnh Tường thường có giá thành cao hơn so với khung xương thông thường.
  • Tấm thạch cao: Tấm thạch cao chống ẩm, chống cháy có giá thành cao hơn tấm thạch cao thông thường.
  • Sơn bả: Loại sơn bả cao cấp sẽ có giá thành cao hơn.

4. Độ phức tạp của thiết kế:

Những mẫu trần thạch cao có thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết trang trí sẽ có giá thi công cao hơn so với những mẫu trần đơn giản.

5. Chi phí nhân công:

Tay nghề thợ thi công cũng ảnh hưởng đến giá thi công trần thạch cao. Thợ thi công có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm thường có mức lương cao hơn, dẫn đến chi phí thi công cũng cao hơn.

6. Thời điểm thi công:

Vào mùa mưa hoặc những dịp lễ tết, giá thi công trần thạch cao có thể tăng cao do nhu cầu tăng và khan hiếm nhân công.

7. Địa điểm thi công:

Giá thi công trần thạch cao tphcm có thể khác so với các tỉnh thành khác do sự khác biệt về chi phí vận chuyển, mặt bằng giá nhân công…

8. Uy tín của đơn vị thi công:

Các đơn vị thi công uy tín, có thương hiệu thường có báo giá thi công trần thạch cao cao hơn so với các đơn vị nhỏ lẻ. Tuy nhiên, Quý khách sẽ được đảm bảo về chất lượng công trình, tiến độ thi công và chế độ bảo hành.

Các bước thi công trần thạch cao giật 2, 3 cấp

Muốn có một hệ trần thạch cao giật 2 cấp đẹp, bền thì phải tuân thủ đúng theo các bước thi công dưới đây:

Bước 1: Xác định chính xác chiều cao trần (Lưu ý: Chiều cao trần là khoảng cách từ mặt sàn đến mặt trần). Xác định chiều cao này giúp đánh giá độ dày phù hợp của lớp trần thạch cao.

Bước 2: Lắp ghép và cố định khung kim loại tại 4 góc tường và trên mặt trần. Hệ khung xương này giúp tạo ra hình dạng cho trần giật cấp trong quá trình thi công. Để đạt được kết quả như mong muốn, việc lắp đặt phải tuân thủ theo sơ đồ bản vẽ đã được thiết lập.

Bước 3: Bắt đầu cắt và ghép các tấm thạch cao theo kích thước chính xác đã chỉ định trong bản vẽ. Sau đó, từng tấm trần sẽ được cố định vào hệ khung kim loại đã được lắp sẵn.

Đơn vị nào thi công trần thạch cao giật cấp chuyên nghiệp?

Minh Lượng là đơn vị chuyên thi công trần thạch cao giật cấp chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội Và TP.HCM. Với hơn 5 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã thi công hàng trăm công trình lớn, nhỏ khác nhau đạt chất lượng cao ở Hà Nội Và TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Đến với Minh Lượng, bạn không chỉ nhận được dịch vụ tư vấn tận tâm, chu đáo mà còn nhanh chóng tiếp cận với những mẫu thiết kế trần giật cấp đa dạng, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo hành dài lâu.

Bên cạnh đó, chúng tôi đảm bảo cung cấp mức chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường, phù hợp tài chính của mỗi khách hàng.

Ngoài ra, Minh Lượng chúng tôi cam kết ứng dụng thi công kích thước trần thạch cao giật cấp đạt chuẩn với trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến và hoàn thành đúng tiến độ giúp tiết kiệm thời gian cho quý khách hàng.

Hy vọng với những thông tin hữu ích về kích thước trần thạch cao giật cấp được Minh Lượng tổng hợp qua bài viết trên sẽ giúp không gian sống của bạn tăng tính thẩm mỹ hơn.

Chọn đơn vị thi công uy tín:

  • So sánh báo giá: Tham khảo báo giá thi công trần thạch cao của nhiều đơn vị để lựa chọn đơn vị có giá cả cạnh tranh nhất.
  • Ưu tiên đơn vị trọn gói: Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thi công trần thạch cao trọn gói để tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Kiểm tra kỹ hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng, cần xem xét kỹ các điều khoản về giá cả, vật liệu, tiến độ thi công, chế độ bảo hành…

Hà Nội hiện tại có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:

  • 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
  • 1 Thị xã: Sơn Tây
  • 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.

Tphcm Sài Gòn – 16 quận bao gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Bình Tân, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Phú, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận. – 5 huyện bao gồm: Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi, Nhà bè.

Mọi người cũng tìm kiếm
Có nên làm trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật 1 cấp
Trần thạch cao giật 2 cấp
Trần thạch cao giật 3 cấp
Trần thạch cao giật cấp kín
Trần thạch cao giật cấp phòng khách

error: Content is protected !!